Avatar
1
Tai Nguyen Beginner
Tai Nguyen Beginner
Công việc cụ thể của Pm
Anh Dũng có thể chia sẻ cv  cụ thể  và 1 số tool của Pm được không ạ.

Em thấy Pm cv lên kế hoạch họp hành theo dõi dự án quản lý nhân sự tuy nhiên ko rõ cv cụ thể ra sao.

Các tố chất cần có của 1 PM cũng nhu việc dân trái ngành nhảy sang code r sang Pm có thuận lợi hay khó khăn gì khi làm Pm ko ạ .em xin cảm ơn

 

  • Answer
Remain: 5
2 Answers
Avatar
Tai Nguyen Beginner
Tai Nguyen Beginner

ak anh có thể nói thêm về người thuộc type Disc nào thì hop vs PM . Và từng type người nên cải thiện ntn để phù hợp hơn ạ

  • 0
  • Reply
Avatar
monkey Beginner
monkey Beginner
  1. Về cơ bản thì quản lý dự án tức là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra để cho dự án được hoạt thành đúng phạm vị (thời gian, nguồn lực, chất lượng) đã đề ra khi dự án bắt đầu, vậy nên các công việc chính của quản lý dự án sẽ bao gồm:

  1. Quản lý phạm vi dự án
  2. Quản lý thời gian thực hiện dự án
  3. Quản lý chi phí của dự án
  4. Quản lý chất lượng của dự án
  5. Quản lý nguồn nhân lực của dự án
  6. Phối hợp về mặt thông tin giữa các bên
  7. Quản lý rủi ro dự án
  8. Quản lý việc mua sắm trong dự án

Lưu ý: mỗi mục ở trên đều bao hàm các phần việc con là: kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra

Trong đó thì quản lý rủi ro là khó nhất vì nó là cái không thể đoán định chắc chắn được.

Cụ thể hơn nữa công việc của PM là gì thì nó còn tuỳ thuộc vào quy trình của từng công ty, từng tổ chức và nó không giống nhau. Nhưng nó vẫn xoay quanh các phần việc kể trên mà thôi.

Một trong những công cụ anh thấy quản lý dự án hay dùng là:

  • Các công cụ office để viết tài liệu làm slide, tạo bảng tính
  • Bộ công cụ của confluence bao gồm wiki, jira task, gantt chart
  • Các công cụ vẽ vời như draw.io, MS Visio

  1. Về việc theo dõi họp hành thì đó là phần không thể thiếu được của PM rồi, họ sẽ có những cuộc họp (tuỳ theo công ty, nhưng cơ bản sẽ có):
  • Định kỳ hoặc bất thường với khách hàng
  • Định kỳ hoặc bất thường với cấp trên
  • Định kỳ hoặc bất thường với đội kinh doanh
  • Định kỳ hoặc bắt thường với đội phát triển
  • Định kỳ hoặc bất thường với các bên liên quan khác

Mục tiêu cuối cùng của những cuộc họp này là để họ nắm được tối đa các thông tin từ đó có thể quản lý được mọi việc tốt hơn, đặc biệt là các rủi ro có thể xảy đến.

  1. Em có thể tham khảo bài viết này của anh nhé: https://www.facebook.com/photo/?fbid=5626185037404965&set=a.545368938819959
  • 0
  • Reply