Avatar
1
tvd12 Enlightened
tvd12 Enlightened
Cách học hiệu quả
Nên học thế nào để đạt được hiệu quả tối đa?
  • Answer
career path
Remain: 5
1 Answer
Avatar
tvd12 Enlightened
tvd12 Enlightened
Mỗi ngày ai cũng chỉ có 24 tiếng và ai cũng có những giới hạn nhất định về thể chất lẫn tinh thần, vậy nên lựa chọn một cách học sao cho hiệu quả là điều không dễ dàng, tuy nhiên có một số cách cơ bản thế này:

A. Khi chúng ta dưới 26 tuổi: Đây là khoảng thời gian tuyệt vời để học các kiến thức căn bản và những thứ khó, bởi vì ở quảng tuổi này, khả năng ghi nhớ là cực kỳ tốt, khả năng hồi phục cũng tốt nên thậm chí chúng ta có thể học và làm việc đến 14 tiếng một ngày. Cụ thể những thứ chúng ta nên học ở giai đoạn này là:

  1. Cấu trúc dữ liệu và giải thuật.
  2. Toán rời rạc.
  3. Thiết kế cơ sở dữ liệu và một chút kiến thức về thiết kế thống.
  4. Kỹ thuật lập trình, các mẫu thiết kế trong lập trình: Mặc dù giai đoạn này đọc sẽ khó hiểu, nhưng hãy cứ học về sau sẽ có tác dụng rất lớn.
  5. Một ngôn ngữ lập trình nào đó mà chúng ta cảm thấy thích để phục vụ cho công việc cũng như học các bộ môn ở trên.
  6. Một số bạn (thiếu số) sẽ có trí tuệ khác người thì hãy học sâu về khoa học máy tính (AI, Data, khoa học máy tính căn bản, đồ họa, bảo mật, hệ thống).

Tuy nhiên ở giai đoạn này cũng có những vấn đề như sau:

  1. Thời sinh viên thì thường khá mung lung trong việc học cái gì, làm cái gì, định hướng nghề nghiệp không rõ ràng nên cũng không biết học gì.
  2. Dễ sa đà vào những việc không tên, đặc biệt là chơi game.
  3. Khi mới ra trường, đi làm, thoát khỏi sự phụ thuộc nên thường dành nhiều thời gian để bung lụa, đi chơi, nhậu nhẹt.
  4. Không dễ để gặp một người leader có đủ tâm và đủ tầm để dẫn dắt mình.

Như vậy mặc dù có nhiều thời gian, trí tuệ, sức khỏe nhưng phần lớn lại không dành cho học tập mặc dù đây là giai đoạn nền tảng, bản lề của cuộc đời. Điều này có thể giải thích cho việc tại sao có một thời chúng ta đã là một tài năng nhưng khi trưởng thành chúng ta lại trở thành người tương đối bình thường.

B. Từ 26 đến 30: Trí nhớ và sức khỏe của chúng ta bắt đầu giảm dần, và thời gian dành cho công việc cũng chiếm đa số, vậy nên chúng ta cần:

  1. Học kỹ năng mềm để biết cách ghi nhớ, tổ chức công việc sao cho khoa học.
  2. Học thật sâu về lĩnh vực mình đang làm, ví dụ như front-end có thể học sâu về WebAssemble, WebGL, BackEnd thì học sâu về xử lý logic, design patterns, cơ sở dữ liệu, hệ thống.
  3. Nắm chắc nghiệp vụ của dự án mình đang thực hiện.
  4. Có ý thức về việc xây dựng các mối quan hệ bằng cách kết nối và ủng hộ những người khác.
  5. Hạn chế việc thiêu đốt sức khỏe và nhậu nhẹt, các chất kích thích hay những công việc vô bổ.

Nhược điểm của giai đoạn này là:

  1. Chúng ta thường có mong muốn học rộng thay vì học sâu, dẫn đến tình trạng chỉ nắm được phần ngọn, còn phần gốc thì bỏ qua, đến khi có yêu cầu khó thì không làm được. Ví dụ như trước đây mình làm android, mình cũng chỉ biết dàn View, gọi API là hết, đến khi có yêu cầu phải dùng đến OpenGL là mình ngọng, mà đây là phần rất quan trọng.
  2. Chúng ta học những thứ chúng ta thực sự không cần. Nhiều anh em cả BackEnd và Front-End đề cố gắng học tất cả mọi thứ thậm chí là cả DevOps luôn, trong khi đây là công việc của một đội khác.
  3. Giai đoạn này cũng đã có một số tích lũy cả về tiền bạc lẫn kiến thức nên nhiều khi cái tôi cao dẫn đến dễ mất hoặc khó xây dựng các mối quan hệ tốt.

C. Từ 30 tuôi trở đi:

Sức khỏe và trí nhớ bắt đầu tệ dần, điều này không cho phép chúng ta làm việc quá nhiều nữa, thay vào đó chúng ta cần làm việc một cách cự kỳ hiệu quả để có thời gian nghỉ ngơi, cho đầu óc, cơ thể có thời gian tái tạo năng lượng. Vậy nên giai đoạn này chúng ta cần:

  1. Học quản lý thời gian và quản lý công việc một cách hiệu quả.
  2. Học cách để trở thành một người lãnh đạo đội nhóm tốt.
  3. Học quản lý tài chính để tối ưu được số tiền mình kiếm được và biết cách chi tiêu sao cho hợp lý.
  4. Mở rộng các mối quan hệ, có ý thức trong việc hỗ trợ người khác để đạt được những mối quan hệ win-win.
  5. Hãy nghĩ đến việc khởi nghiệp hoặc một công việc khác nào đó tạo ra nguồn thu nhập thứ 2.

Nhược điểm của giai đoạn này là:

  1. Trí nhớ kém hơn, rất đễ bị quên, vậy nên làm cái gì cũng phải ghi nhớ lại, đặt lịch nhắc nhở.
  2. Dễ bị ốm hoặc gặp các vấn đề về sức khỏe, vậy nên hãy đi thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề.
  3. Nếu như các giai đoạn A, B không làm tốt thì đến giai đoạn này chúng ta sẽ bị với, cảm giác khó để thăng tiến được.
  4. Rất dễ bị chán, chỉ cần một giai đoạn bỏ bê thì sau đó cảm giác bắt nhịp trở lại rất khó khăn.

Nhìn chung là mỗi người sẽ có một cách học, một cách sống, một cách ứng xử lý thế nên mới tạo ra xã hội phức tạp. Tuy nhiên những ai lựa chọn cho mình một cách học tập, làm việc hợp lý thì sẽ đạt được những gì mình muốn sớm hơn so với người khác.

  • 1
  • Reply
Anh có bài viết về lộ trình Lập trình viên java từ lúc học và mới ra trường cần học kiến thức, chứng chỉ gì được không ạ.  –  Thân Nam 1684405911000
Em giúp anh đặt câu hỏi riêng nhé @Thân Nam  –  tvd12 1684406740000
Cảm ơn anh đã chia sẻ!

em năm nay đã 23 nên sẽ cố gắng tận dụng thời gian còn lại để học tập thêm!

 –  khuynh 1684511112000